ĐH Nguyễn Tất Thành làm việc với tỉnh An Giang về định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang:
Nhận lời mời từ Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh An Giang về việc ứng dụng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao iLyra vào quản lý sản lượng, chất lượng nông sản tại An Giang, đoàn khoa học do TS. Dương Trọng Hải làm trưởng đoàn, cùng các thành viên là cán bộ thuộc Viện KH&CN Industry 4.0 – Đại học Nguyễn Tất Thành, đã xuống thăm và làm việc với lãnh đạo, doanh nghiệp tỉnh An Giang từ ngày 5-6/10/2017.
Ngày 6/10/2017, Viện KH&CN Industry 4.0 đã phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh An Giang tổ chức “Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ cao vào quản lý sản lượng, chất lượng nông sản tại An Giang” tại hội trường Trung tâm Tin học tỉnh An Giang. Có mặt tại buổi hội thảo có đồng chí Lâm Quang Thi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Trương Minh Thuần – Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông, cùng lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng NN-PTNT An Phú, đại diện các sở, ngành liên quan và đại diện doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản cùng tham dự.
TS. Dương Trọng Hải – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ đang trao đổi với lãnh đạo tỉnh An Giang
Tại hội thảo, TS. Dương Trọng Hải – Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Industry 4.0 đã trình bày tóm lược đặc điểm, tính ưu việt của giải pháp ứng dụng Nông nghiệp thông minh iLyra vào quy trình sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc… Đây là sản phẩm công nghệ thừa hưởng thành tựu nghiên cứu của cuộc cách mạng CN 4.0 từng nhận được sự tán thưởng của các nhà khoa học tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – Vietnam ICT Outlook 2017″ (VIO 2017) lần thứ 22 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ việc áp dụng công nghệ tiên tiến IoT (Internet vạn vật), Machine learning (Máy học) kết hợp cùng hệ thống thông tin và hệ chuyên gia nông nghiệp, iLyra có khả năng điều chỉnh chế độ canh tác thông minh và từ xa (thông qua mạng Internet) dựa vào giống cây, thời tiết, điều kiện sản xuất để cho ra sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn, phù hợp với từng đối tượng thị trường xác định.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp về lĩnh vực nông nghiệp tỉnh An Giang đã mời Viện KH&CN Industry 4.0 hợp tác và phối hợp doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp kịp thời, thông minh, sáng tạo nhằm mục đích phát triển các mặt hàng nông sản độc đáo của tỉnh An Giang vươn ra tầm khu vực và trên thế giới.
Kết luận tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm đưa nền kinh tế địa phương phát triển. Việc triển khai ứng dụng do Viện KH&CN Industry 4.0 phát triển sẽ được thí điểm tại địa phương. Trong đó, các doanh nghiệp cần xác định lựa chọn loại cây trồng chủ lực, chất lượng sản phẩm cần đạt và thị trường xuất khẩu cụ thể (Nhật Bản, Singapore, Israel…) và cử đội ngũ chuyên gia nông nghiệp phối hợp nghiên cứu triển khai hiệu quả. Sau khi xây dựng được dự án, doanh nghiệp tiếp tục đăng ký xét duyệt tại Sở Khoa học và Công nghệ để được nhận hỗ trợ từ tỉnh theo khung Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang.
Ứng dụng Nông nghiệp thông minh iLyra vào quy trình sản xuất nông sản sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng
Viện KH&CN Industry 4.0 của bet365 soccer là Viện đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn sản xuất, thông qua chuyến đi thực tế An Giang lần này Viện KH&CN Industry 4.0 đã phần nào xây dựng cho mình chiến lược phát triển với doanh nghiệp, đặc biệt là về lĩnh vực nông nghiệp. Không chỉ vậy, Viện đã và đang từng bước lên kế hoạch triển khai các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thị trường Việt Nam nhằm nâng cao công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Bài & ảnh: Đức Anh