Hơn 70 trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam tham gia xây dựng đề án hỗ trợ HSSV khởi nghiệp
NTTU – Sáng ngày 21/8/2018, tại cơ sở An Phú Đông, Q.12, Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với bet365 soccer tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung triển khai thực hiện quyết định số 1665/QĐ – TTG ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”.
Mục đích của hội nghị lần này là phổ biến về nội dung, kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, giải pháp thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ tại các cơ sở đào tạo; Quán triệt triển khai thực hiện các nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ; Thảo luận, đề xuất xây dựng những mục tiêu cụ thể về các hoạt động khởi nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo.
Tới tham dự hội nghị có TS. Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, ông Dương Văn Bá, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên. Về phía Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có sự tham gia của GS. TS. Nguyễn Lộc, Phó hiệu trưởng. Đặc biệt là sự hiện diện của đại diện, lãnh đạo tới từ các trường đại học, cao đẳng khu vực phía Nam.
Rất nhiều trường đại học, cao đẳng đã quan tâm tới hội nghị hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp
Phát biểu tại hội nghị TS. Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để hế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất. Trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh, sinh viên. Do đó các trường cần phải xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, trang bị cho sinh viên tinh thần tự thân lập nghiệp.
TS. Nguyễn Thị Nghĩa mong các trường đại học đẩy mạnh hơn nữa phong trào khởi nghiệp của sinh viên
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các nội dung như đưa các chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo theo hướng như thế nào để phù hợp với thực tiễn để tạo động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, tránh hình thức và tránh gây áp lực đối với sinh viên; bố trí, phân công cán bộ, giảng viên đảm nhiệm công tác hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường. Việc gắn kết các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên với các hoạt động khởi nghiệp và việc phát triển các sản phẩm thương mại, mô hình kinh doanh dựa trên các sản phẩm nghiên cứu khoa học; Xây dựng các Trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp các không gian dùng chung cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên và việc hình thành các Câu lạc bộ sinh viên khởi nghiệp trong trường; Phối hợp với các doanh nghiệp nhằm tạo môi trường, động lực giúp sinh viên hình thành các dự án ý tưởng khởi nghiệp; Tổ chức lựa chọn các dự án, ý tưởng có tính khả thi để tham gia các cuộc thi khởi nghiệp; xây dựng và hình thành các Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong trường để hỗ trợ ươm tạo tại trường hoặc kết nối đến các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, kết nối đầu tư.
Các đơn vị giáo dục đưa ra ý kiến của mình về công tác khởi nghiệp cho học sinh sinh viên
Hai bài phát biểu từ phía Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM và của ĐH Nguyễn Tất Thành đã cho thấy phần nào của việc triển khai công tác khởi nghiệp ở các trường đại học hiện nay. Nhìn chung công tác khởi nghiệp của các trường ĐH đã và đang được triển khai tuy nhiên vẫn chưa phát triển mạnh và mang lại kết quả cao do nhiều yếu tố khách quan. Một số trường đã tạo ra vườn ươm, hỗ trợ sinh viên triển khai các dự án khởi nghiệp, tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao và vẫn còn mang tính phong trào. Đại diện một số trường mong muốn Thứ trưởng cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo có những hỗ trợ thiết thực để Nhà trường có thể triển khai một cách hiệu quả về công tác khởi nghiệp cho sinh viên.
Với đặc thù là trường trong doanh nghiệp, gắn triết lý đào tạo “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệm”, ngay từ rất sớm, khởi nghiệp cho sinh viên là một hoạt động được nhà trường quan tâm và luôn coi trọng việc đào tạo và trang bị những kiến thức cần thiết về kinh doanh và khởi nghiệp kinh doanh cho sinh viên. Nhiều hoạt động và chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp thường xuyên được tổ chức cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Nhà trường cũng lồng ghép các nội dung như: đưa sinh viên đi tham quan thực tế một số mô hình kinh doanh, mời một số doanh nhân thành đạt tới để tới trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp sinh viên hun đúc tinh thần khởi nghiệp. Nhờ đó, tinh thần khởi nghiệp được sinh viên bắt kịp nhanh chóng, không chỉ tập trung học tập, nghiên cứu khoa học, nhiều sinh viên đã tham gia các hoạt động, thực hiện các dự án khởi nghiệp đạt kết quả tốt.
GS.TS. Nguyễn Lộc hy vọng thông qua hội nghị sẽ trao đổi nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình giáo dục và thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp
ĐH Nguyễn Tất Thành cũng là trường tiên phong trong cả nước triển khai chương trình hành động quốc gia khởi nghiệp do Bộ GD&ĐT khởi xướng với nhiều hội thảo và chương trình huấn luyện, đào tạo khởi nghiệp. Trước đó, từ năm 2014, Trường đã quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp khi tổ chức cuộc thi hành trình khởi nghiệp, thành lập Trung tâm sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp. Rất nhiều dự án khởi nghiệp của sinh viên đã thành công với sự hỗ trợ của nhà trường. Đặc biệt, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2017 – 2018 môn học Khởi nghiệp sẽ được đưa vào giảng dạy tại tất cả các khoa ngành trong đó bộ môn Tư duy sáng tạo đã được 10/28 tổng số chuyên ngành được lựa chọn là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của bet365 soccer .
Bài: Phượng Nguyễn
Ảnh: Duy Anh