Ngành Luật: Nhu cầu nhân lực cao, cơ hội thăng tiến rộng mở
NTTU – Trong bối cảnh toàn cầu hóa và gia tăng dân số, nhu cầu nhân lực về Ngành Luật đang ngày càng tăng cao. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, tham gia vào một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, Nhà nước. Cùng bet365 soccer
(NTTU) tìm hiểu về ngành học này trong bài viết sau đây!
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ nhiều năm nay, dù điểm chuẩn đầu vào (phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông) ngành Luật và Luật kinh tế luôn cao nhưng số lượng thí sinh đăng ký theo học cũng rất đông
Khi xã hội nảy sinh nhiều vấn đề, đó là lúc ngành Luật đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Pháp luật là công cụ điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mỗi con người nhằm duy trì sự ổn định và trật tự xã hội.
Ví dụ: khi đi xe máy bạn phải đội mũ bảo hiểm, hay không vượt đèn đỏ – điều này không chỉ duy trì trật tự an toàn giao thông, mà còn đảm bảo sự an toàn của chính bản thân bạn và gia đình.
Tóm lại, ngành Luật là một môn khoa học nghiên cứu về pháp luật, hiện tượng pháp luật và những kiến thức chuyên ngành của các vấn đề liên quan đến pháp luật, là hệ thống lý luận và kiến thức liên quan đến vấn đề pháp luật, giúp bồi dưỡng nhân tài chuyên về pháp luật cho quốc gia.
Sinh viên theo đuổi chuyên ngành luật pháp cần hiểu rõ pháp luật của đất nước và chính sách tương quan của Đảng, hiểu rõ lý luận cơ bản và kiến thức nền tảng của pháp luật, tiếp nhận bồi dưỡng cơ bản về công việc thực tế và tư duy pháp luật, có năng lực vận dụng lý luận pháp luật, phương pháp phân tích vấn đề và vận dụng công việc pháp luật để giải quyết vấn đề.
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến nay năm 2023, Việt Nam có hơn 17.317 luật sư, 4.957 thẩm phán, với 567.521 vụ việc, đã giải quyết 504.618 vụ việc (đặt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%)… Chưa kể những nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.
Trên thực tế, mỗi năm nước ta đào tạo ra khoảng 4.000 đến 5.000 cử nhân ngành luật, là số liệu đào tạo ngành Luật nói chung vẫn còn những thiếu hụt về nguồn nhân lực. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu ứng tuyển phải có khả năng Tiếng Anh tốt và kiến thức chuyên ngành cao. Do đó, sinh viên theo học ngành Luật có cơ hội làm việc rất cao, quan trọng là các bạn cần phải biết chọn đúng môi trường để phát triển ước mơ của mình.
Có nhiều lý do để các bạn quyết định gắn bó lâu dài và “đi đến đích” với một ngành học. Với ngành Luật thì những yếu tố sau đây chính là điểm cộng hút thí sinh:
Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn: trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội và đặc biệt là nền kinh tế, luật pháp đóng một vai trò không thể thay thế. Với việc sở hữu khối kiến thức về pháp luật cộng thêm vốn ngoại ngữ tốt, các thí sinh có thể dễ dàng tìm kiếm cho bản thân một công việc phù hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp: người làm luật là những người đại diện cho công lý, cho lẽ phải và là người đại diện cho pháp luật của một đất nước. Do đó, môi trường làm việc của ngành Luật luôn được đảm bảo các yếu tố về sự tôn nghiêm và quyền lực.
Có nguồn thu nhập cao: trên thế giới ngành Luật là 1 trong 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất. Tại Việt Nam, thu nhập của các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên,… luôn có mức thu nhập lý tưởng.
Đội ngũ giảng viên NTTU là những cán bộ đầu ngành có vai trò cốt cán trong việc giảng dạy. Giảng viên luôn tận tụy, hết lòng vì sinh viên giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng và có thể vận dụng các kiến thức chuyên sâu vào thực tế. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ của sinh viên ngành Luật, nhà trường đã triển khai các lớp lý thuyết xen kẽ với thực hành và thường xuyên tổ chức các phiên tòa giả định để cho các em mau chóng thích nghi với môi trường làm việc.
Sinh viên NTTU thường xuyên được tham gia các phiên tòa giả định
Ngoài ra, tại NTTU, bạn cũng sẽ được tham gia Phiên toà giả định, các cuộc thi về pháp luật,… do Nhà trường và Khoa tổ chức, vừa để giải trí – vừa là dịp củng cố kiến thức vững chắc hơn. Hàng loạt các chuyến tham quan thực tiễn tại Toà án, Viện kiểm sát, Bộ phận pháp lý doanh nghiệp … cũng sẵn sàng chào đón bạn.
Với định hướng hoạt động giảng dạy, học tập gắn liền với hoạt động thực tiễn thi hành pháp luật, Khoa Luật đã và đang tiến hành hoạt động liên kết với các cơ quan, tổ chức hành nghề luật trong việc triển khai hoạt động thực tập, kiến tập cho SV
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, NTTU còn tăng cường đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như kỹ năng thuyết phục, làm việc nhóm, giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống… phục vụ cho việc phát huy tối đa những điểm mạnh của sinh viên đối với ngành nghề đầy sáng tạo, thách thức và năng động này.
Ngành Luật tại NTTU cung cấp cho sinh viên sự lựa chọn giữa ba chuyên ngành chính:
– Luật hành chính: Tập trung vào nghiên cứu về hệ thống quyền lực, tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm cả các quy trình pháp lý và quản lý của chính phủ và các cơ quan công quyền.
– Luật dân sự: Tập trung vào quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong các quan hệ pháp lý, bao gồm cả hợp đồng, bất động sản, di sản, hôn nhân và gia đình.
– Luật hình sự: Tập trung vào việc nghiên cứu các quy tắc pháp lý và quy trình xét xử trong các vụ án hình sự, bao gồm các hành vi phạm tội và hình phạt pháp luật.
Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, góp phần lành mạnh hóa đời sống xã hội và bồi đắp nên những giá trị mới. Sự vận hành các mối quan hệ trong xã hội đều cần đến pháp luật để đảm bảo cho sự tồn tại, công bằng. Theo đó luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các vi phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.
Sinh viên theo học ngành luật sẽ được trang bị vốn kiến thức chuyên sâu về pháp luật (dân sự, hành chính, hình sự), thực hiện pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Rèn đạo đức nghề ngiệp và kỹ năng hành nghề luật để đáp ứng nhu cầu xã hội như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý, kỹ năng đàm phán…
Nhu cầu tuyển dụng ngành luật luôn luôn là con số ấn tượng. Do đó việc lựa chọn ngành luật sẽ là một quyết định sáng suốt để bạn có một nghề nghiệp rộng mở trong xu thế hội nhập toàn cầu
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ năm 2017 đến năm 2022, tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 3000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên. Những năm sau, nhu cầu nhân sự trong ngành Luật sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Sinh viên ra trường không bị giới hạn làm việc tại các doanh nghiệp trong nước mà còn có cơ hội làm việc cho những doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Một số nghề nghiệp sau khi ra trường cử nhân Luật có thể làm:
⦁ Thẩm phán: người làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý phù hợp với các hành vi vi phạm luật pháp.
⦁ Kiểm soát viên: làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích cho Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm soát viên thể hiện rõ ràng nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm soát viên có quyền đưa một vụ việc ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.
⦁ Luật sư: Luật sư có 2 mảng công việc chính là Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án ở trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các khách hàng.
⦁ Công chứng viên: làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chính là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của các cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch thuật từ tiếng nước ngoài…
⦁ Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân Luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
►Thí sinh đăng ký tại đây để được tư vấn chi tiết hơn:
———————————————————————————————
Thông tin liên hệ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP. HCM
Tổng đài: 1900 2039
Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300
Website: interketsa.com hoặc tuyensinh.interketsa.com
Thực hiện: Cẩm Thạch