bet365 soccer Bấm để vào trang web chính thức

Những người tiên phong trong phong trào “Precious Plastics” tại TP. HCM

Tại Hội nghị mạng lưới Fablab châu Á lần 4 dự án Precious Plastic của bet365 soccer được bạn bè quốc tế quan tâm và đánh giá cao. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với nhóm thực hiện dự án này để hiểu thêm về quá trình triển khai dự án, những khó khăn nhóm gặp phải và những dự định sắp tới của nhóm. 

NTTU:  Thưa TS.  Nguyễn Trà Mi, tại Hội nghị mạng lưới Fablab châu Á lần 4 dự án Precious Plastic của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã thu hút được sự quan tâm của bạn bè quốc tế? Cô có thể chia sẻ một chút về dự án này?

TS. NguyễnTrà Mi (Trưởng nhóm dự án): Dự án “Tái chế rác thải nhựa thành sợi nhựa cho máy in 3D” với tên gọi tiếng Anh “Precious Platics” được dựa theo nguồn Precious.com tại châu Âu. Các nhà sáng chế đã triển khai thành những máy móc từ vật dụng cũ để tái chế nhựa. Tuy nhiên, tại châu Á, trong đó có Việt Nam thì việc này lại khó thực hiện vì những sản phẩm cơ khí, vật dụng gia đình chỉ được thải bỏ khi đã bị hư hỏng nặng. Trước thực trạng đó, tôi đã liên kết các bạn yêu môi trường, thích sáng tạo và có ham muốn chế tạo để lập thành nhóm thực hiện dự án. Dự án được tóm tắt để bạn đọc dễ tiếp cận như sau: Giai đoạn 1 chế tạo máy nghiền nhựa và máy đùn sợi nhựa theo đặc thù của nước Việt Nam, ở đây nghĩa là tham khảo cách chế tạo của các nước châu Âu và xây dựng nó dễ dàng và tiết kiệm nhất, phù hợp với thực tế, nơi dự án đang hoạt động. Giai đoạn 2 sau khi chế tạo thành phẩm hai máy xử lý nhựa, nhóm mình lại tiếp tục thử khả năng hoạt động của máy trên loại rác thải nhựa phổ biến tại Việt Nam, cụ thể hiện tại giới hạn ở trường Đại học là chai nước suối. Trong phần này, mình sẽ chạy thử máy, kích thước hạt nhựa sau khi qua máy nghiền thích hợp để chạy tiếp qua máy đùn sợi cho ra những sợi nhựa chất lượng ứng dụng vào máy in 3D. Giai đoạn 3 xây dựng đề cương thiết kế, chế tạo và nhân rộng mô hình, ý nghĩa của việc này là công khai chia sẻ cách làm máy – bao gồm vật liệu, bảng vẽ, nơi gia công, cách thức làm, cách sử dụng, chi phí, nhằm nhân rộng mô hình ở mọi tổ chức, với mục đích chung là có thể góp phần tái chế nhựa, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Dự án Precious Platics tại Tại Hội nghị mạng lưới Fablab châu Á lần 4 

Và đến FAN4, dự án của nhóm vẫn đang trong giai đoạn 2 là chạy thử và nhận được những đóng góp ý kiến từ nhiều chuyên gia sáng chế. Đây là bước quyết định sự thành công của dự án, vì làm ra máy không khó nhưng nâng cấp và điều hành để phù hợp và đạt kết quả tốt nhất thì cần thời gian, chất xám lẫn sự đóng góp từ nhiều nguồn. Đây là bước không thể thiếu nhưng không thể vội! Có thể mọi người nhìn hai cái máy của dự án thấy đơn giản nhưng thật ra nhóm đã mất rất nhiều công sức, thời gian và tâm huyết để ra có được sản phẩm này. Tại FAN4 dự án Precious Plastic nhận được sự quan tâm rất lớn của bạn bè quốc tế đã động viên tinh thần cho nhóm để bước tiếp vào giai đoạn cuối.

NTTU: Tại sao nhóm của cô lại chọn Precious Plastic để tham gia triển lãm tại mạng lưới Fablab Châu Á lần này? Trong quá trình thực hiện dự án nhóm có gặp khó khăn gì không?

TS. Nguyễn Trà Mi: Khi bắt đầu triển khai dự án, nhiều người đã từ chối giúp đỡ chúng tôi vì cho rằng nó không khả thi. Nhưng nhóm chúng tôi hoạt động với phương châm càng khó càng phải chinh phục, có như thế khi nhìn lại thành quả của mình mới thấy nó xứng đáng với công sức mình bỏ ra và có cảm giác tự hào vì mình là những người tiên phong trong phong trào “Precious Plastics” tại TP. HCM.  Tuy nhiên, hiện tại, nhóm vẫn gặp một chút khó khăn đó là thiếu nhân lực, thiếu những bạn có nền tảng về chế tạo, thiết kế để cải tiến, nâng cao hơn về năng suất, chất lượng đầu ra của nhựa tái chế. Là dự án mang tính cộng đồng nên kinh phí có phần eo hẹp nên chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của các nhà đầu tư. Trong tương lai, nhóm cần một máy in 3D để chạy thử sợi nhựa, nhưng hiện tại trang thiết bị tại Lab không đủ vật dụng để chế tạo máy in. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cần nhiều thiết bị máy móc chuyên về cơ khí để thực hiện tiếp trong thời gian tới.

Dự án này của nhóm góp phần tái chế nhựa, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa

Chúng tôi chọn dự án “Precious Plastics” tham dự FAN4 vì cả thế giới đang bị đe dọa về ô nhiễm rác thải nhựa. Nếu là những người quan tâm về môi trường hẳn sẽ không xa lạ về vấn đề tái chế rác thải nhựa hay cụm từ “3R” hay ” Zero wast” để đẩy lùi sự ô nhiễm từ rác thải nhựa. Đặc biệt, ở TP. HCM, rất nhiều rác thải nhựa thải ra mỗi ngày, không kiểm soát, không có kế hoạch xử lý thì sự ô nhiễm sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Từ những câu hỏi đó, nhóm đã lựa dự án này tham gia vào FAN4 và được rất nhiều chuyên gia sáng chế châu Á ủng hộ.

 
 

Họ và tên: Nguyễn Trà Mi 

Sinh ngày: 17/10/1985

Học đại học ngành Kỹ thuật Môi trường tại ĐH Bách khoa

Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường

Nơi đào tạo: University of California, Berkey

Tên luận án: Sunligh inactivation of fecal indicator bacteria in unit process wetlands

Hiện là Trưởng nhóm nghiên cứu lĩnh vực khoa học kỹ thuật môi trường, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, ĐH Nguyễn Tất Thành 

  • 2009-2015:

Nơi công tác: UC Berkeley, California

Công việc đảm nhận  Nghiên cứu sinh

  • 2015-2016

Nơi công tác:  EAWAG, Thuỵ Sỹ

Công việc đảm nhận: Nghiên cứu sinh sau Tiến sỹ

Một số đề tài nghiên cứu:

–  Sunlight inactivation of fecal indicator bacteria in unit process wetlands;  UC Berkeley

–  Inactivation and regrowth of bacteria in treated greywater in the context of the Blue Diversion Toilet,  EAWAG

–   Khảo sát sự tồn tại của gene kháng thuốc trong bùn bể tự hoại tại Hà Nội và TP. HCM –  NTTU

–  Khảo sát sự tồn tại của gene kháng thuốc trong nước thải bệnh viện TPHCM –  NTTU

–  Tái chế rác thải nhựa thành sợi nhựa nguyên liệu cho máy in 3D – NTTU

NTTU:  Tại cuộc triển lãm, bạn bè quốc tế đã đánh giá như thế nào về dự án này?

TS. NguyễnTrà Mi: Dự án Precious Plastics được đánh giá khá tốt tại Hội nghị mạng lưới Fablab, tuy nhiên với cá nhân mình vẫn thấy nó còn nhiều lỗi nhỏ khi vận hành xảy ra. Sau khi tham gia triển lãm tại Hội nghị mạng lưới Fablab đã có vài đơn vị xử lý chất thải rắn gửi mẫu cho nhóm để tiến hành thử nghiệm hoạt động. Đó như món quà tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho nhóm và hy vọng rằng các nhà đầu để có thể nhân rộng mô hình ra cộng đồng. Bên cạnh đó, dự án của nhóm cũng nhận được sự quan tâm của báo chí truyền thông trong nước khi đã tới đưa tin về buổi triển lãm và dự án của bet365 soccer .

NTTU: Được biết, các nhà sáng chế đến từ Fablab CP Cebu, Philippines rất quan tâm tới dự án Precious Plastic, vậy họ đã có những động thái hỗ trợ nào trong việc phát triển dự án này?

TS. Nguyễn Trà Mi: Trong 4 ngày tại FAN4, Fablab CP Cebu đã cùng nhóm thực hiện chế tạo, phác thảo được mô hình quấn sợi nhựa. Nhựa sau khi được xử lý thông qua máy đùn sẽ trở thành những sợi nhựa, ra môi trường sẽ đông cứng lại, nên cần phải tính toán và thiết kế thêm máy quấn sợi, liên kết với máy đùn sợi, khi sợi nhựa được đẩy ra không khí sẽ được máy quấn nhựa hoạt động quấn thành từng cuộn nhựa. Việc này rất quan trọng vì đường kính sợi nhựa ảnh hưởng rất lớn đến máy in 3D, cũng như nguyên lý hoạt động của máy. T.S Jeremy Brun tại Fablab CP Cebu đã chỉ dẫn và cùng thảo luận với nhóm để làm được bảng mẫu của máy quấn sợi nhựa. Fablab CP Cebu cũng đang làm dự án tương tự tại đất nước của họ. Nhờ sự hỗ trợ này, 4 ngày sau của Hội nghị mạng lưới Fablab mô hình demo máy quấn sợi của nhóm đã giành chiến thắng tại FAN PRIZE.

NTTU: Mặc dù dự án của Precious Plastic của ĐH Nguyễn Tất Thành được đánh giá cao, nhưng xét một cách khách quan thì TS nhận thấy dự án của nhóm còn có mặt hạn chế nào cần khắc phục?

TS. Nguyễn Trà Mi: Khó khăn đầu tiên và lớn nhất là cả nhóm đều có nền tảng về môi trường, chưa có một bạn nào chuyên sâu vào cơ khí, cụ thể là chế tạo máy nên quá trình làm máy của nhóm khá chậm và còn thiếu nhiều chi tiết. Điều đó làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Như đã nói ở trên, hạn chế về kinh phí và trang thiết bị cũng ảnh  ảnh hưởng đến dự án rất nhiều.

Cách khắc phục thì nhóm có nhiều ý tưởng lắm chẳng hạn như: Lắp chế tạo máy in 3D để vận hành thử sợi nhựa; Liên kết hoặc mua (nếu có tài  chính) các máy gia công cơ khí như máy cắt CNC, máy tiện, máy hàn để giảm chi phí gia công máy cũng như thời gian tìm kiếm, vận chuyển khi đến các cửa hàng gia công; Tạo diễn đàn và thành lập khu sinh hoạt cộng đồng, liên kết những bạn trong và ngoài nước trao đổi về dự án, nâng cao và nhân rộng dự án. Vừa qua FAN4 rất nhiều các bạn, sinh viên, nhà sáng chế trong và ngoài nước muốn trao đổi, liên kết và gặp gỡ làm việc với nhóm.

NTTU:  Dự định sắp tới của nhóm là gì, tiếp tục triển khai dự án này hay nghiên cứu sang một dự án khác?

TS. Nguyễn Trà Mi: Nhóm vẫn đang tiếp tục triển khai dự án sang giai đoạn 3, trước tiên tôi xin cảm ơn mọi người đã quan tâm và tin tưởng dự án. Nhân dịp này xin cảm ơn Ban giám hiệu đã tạo điều kiện, cơ hội cho nhóm được tham gia, được thực hiện dự án đến giai đoạn này.

Hiện nhóm đã nhận được nhiều lời mời mong muốn liên kết để nâng cao chất lượng, cũng như quy mô hai máy xử lý nhựa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tôi mong muốn nhóm sẽ là cầu nối của những tổ chức, cá nhân để sớm hoàn thành xong giai đoạn 2 như đã nêu trên và tiếp tục nhân rộng ra giai đoạn 3. Với mục tiêu cụ thể như vậy, nhóm đã và đang lên một số kế hoạch để trình Ban giám hiệu các hướng phát triển, liên kết để dự án được đẩy mạnh và có kết quả cao nhất. Bạn nào có đam mê, yêu thích sáng chế và quan tâm đến vấn đề môi trường thì cứ liên lạc với nhóm nhé.

NTTU:  Thưa cô Trương Bội Linh, được biết trước khi thực hiện dự án này Precious Plastic cô cũng đã có một công trình nghiên cứu khoa học về chế tạo rác thải thành nước tẩy rửa. Cô có thể cho biết điểm tương đồng về 2 dự án mà cô tham gia thực hiện.

Trương Bội Linh: Mình nghĩ rằng điểm tương đồng của hai dự án này là đều hướng đến cộng đồng và môi trường. Đối tượng cuối cùng của dự án vẫn là cộng đồng và mục đích chính là cải thiện hiện trạng ô nhiễm môi trường. Trong quá trình làm dự án, có nhiều ý kiến tiêu cực vì cho rằng nó không khả thi và không đem lại nhuận kinh tế. Nhưng thực trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng, cần rất nhiều sự chung tay đồng lòng của mọi người để giải quyết vấn nạn này. Thông qua dự án và cũng như nhờ truyền thông mình muốn kết nối với các bạn trẻ yêu quý môi trường có thể góp sức vào dự án từ đó nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa hoặc nếu có thì hãy tham gia tái chế cùng nhóm.

NTTU: Một câu hỏi dành cho bạn Karl Wallum tại sao bạn tham gia vào dự án này của bet365 soccer ?

Karl Wallum: Vì tôi yêu môi trường và muốn được chế tạo ra thành phẩm một cái gì đó hoạt động tốt và có ích cho môi trường TP. HCM. Khi biết TS. Nguyễn Trà Mi đang thực hiện dự án này tôi xin được trở thành tình nguyên viên của nhóm với mong muốn vận hành được các loại máy tái chế rác thải nhựa. Bạn biết đấy, châu Á  là nơi đang dẫn đầu thế giới trong việc phát sinh rác thải nhựa và Việt Nam cũng cũng đứng hàng top trong việc phát sinh rác thải nhựa. Tôi làm việc tại đất nước các bạn, tôi yêu tất cả những gì thuộc về Việt Nam thế nên cũng phải có trách nhiệm để giảm thiểu ô nhiễm nơi tôi yêu quý.

    

Trương Bội Linh và Karl Wallum, hai thành viên còn lại của dự án Precious Plastic

Thực hiện: Phượng Nguyễn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

 

bet365 soccer khácXem thêm