bet365 soccer Bấm để vào trang web chính thức

bet365 soccer tổ chức buổi tập huấn Quyền tác giả trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy

NTƯT – Tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, hằng năm có hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của đội ngũ cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học đã được đánh giá, nghiệm thu. Sản phẩm của nhiều đề tài khoa học đã được chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các tỉnh cả nước nói riêng. Tuy nhiên, từ sản phẩm và kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ có rất ít chủ nhiệm đề tài đăng ký bản quyền tác giả và bằng sáng chế. Nhằm giúp cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hiểu rõ hơn về Luật bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như quy trình làm hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sáng chế, ngày 29/5/2023 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối với Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ – Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh (IPTC) tổ chức thành công lớp tập huấn “Quyền tác giả trong nghiên cứu và giảng dạy”

Tham dự chương trình, về phía diễn giả khách mời có PGS. TS Từ Diệp Công Thành – Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ; ThS. Ngô Phương Trà – Chuyên gia cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về phía bet365 soccer , có sự tham dự và chủ trì của PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Bạch Long Giang – Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và đặc biệt là sự có mặt của hơn 60 thầy cô lãnh đạo các khoa, viện, phòng ban, giảng viên, nhà nghiên cứu quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo.

PGS.TS. Trần Thị Hồng, Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Tập huấn

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh: “Trường Đại học Nguyễn Tất Thành luôn coi hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo là một trong các nhiệm vụ mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của Trường, đặc biệt cần nêu cao vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ, bản quyền, tác giả tác phẩm,… Việc triển khai tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ một cách bài bản nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động sáng tạo của thầy cô giáo, sinh viên và học viên của Trường trong thời gian tới”.

Bà Ngô Phương Trà – Chuyên gia Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch

Báo cáo viên là các chuyên gia đến từ cơ quan quản lý nhà nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, định giá, chia sẻ về kiến thức và kỹ năng liên quan phục vụ công tác quản trị tài sản trí tuệ, quyền tác giả trong các trường đại học, viện nghiên cứu, cụ thể như: Khái quát quyền tác giả, các loại hình tác phẩm, căn cứ phát sinh quyền; Quy trình và ý nghĩa của việc đăng ký quyền tác giả; Lưu ý và khuyến cáo về quyền tác giả trong công tác nghiên cứu và giảng dạy đứng ở vai trò nhà quản trị Đại học; Góc nhìn của cơ quan quản lý hành chính nhà nước về quyền tác giả trong nghiên cứu và giảng dạy và cập nhật các thông tin, văn bản mới nhất của Nhà nước và thế giới về hoạt động quản trị tài sản trí tuệ,…

PGS.TS. Từ Diệp Công Thành, Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ – Đại học Quốc gia TP..Hồ Chí Minh

Thông qua các thông tin được truyền tải theo từng nội dung chuyên đề, đại biểu tham dự cũng đã trao đổi xoay quanh các vấn đề liên quan đến các điểm mới về văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ (Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan,…), thủ tục đăng ký quyền tác giả, quy định về bảo hộ tài sản trí tuệ từ sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,… Để có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo, ban tổ chức gửi phiếu khảo sát nhằm thu thập ý kiến phản hồi về kết quả tập huấn và đã nhận được các phản hồi tích cực từ đại biểu tham dự.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam, việc quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng là điều cấp thiết. Bên cạnh việc tiếp thu, học hỏi các tinh hoa văn hóa, công nghệ từ các quốc gia trên thế giới cũng cần tôn trọng và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể có quyền. Trong đó, quyền tác giả là một trong những đối tượng dễ bị xâm phạm khi công cuộc cách mạng thông tin điện tử phát triển ngày càng nhanh chóng ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, trong môi trường giáo dục đại học, vấn đề bảo vệ quyền tác giả đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ hơn, trong những năm qua Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã cố gắng ra sức để bảo vệ các tài sản trí tuệ của nhà trường thông qua việc ban hành quy định, tổ chức hội thảo, tập huấn về sở hữu trí tuệ hằng năm… bởi đây là nơi hình thành rất nhiều các tác phẩm chứa đựng sự sáng tạo cũng như là môi trường cần thiết tiếp cận các tài sản trí tuệ ấy. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự quản lý hiệu quả cũng như những biện pháp cụ thể cho Nhà trường trong việc tạo lập hành lang quy chế tác động vào nhận thức của mỗi người, nhất là giảng viên, sinh viên và học viên để đảm bảo việc bảo hộ quyền tác giả được tốt nhất. Điều này cũng góp phần tích cực trong công cuộc bảo vệ tài sản trí tuệ nói chung tại Trường.

Một số hình ảnh của Tập huấn:

Bài: Ngọc Giàu; Ảnh: Tấn Hưng

bet365 soccer khácXem thêm