Tập huấn sở hữu trí tuệ năm 2022 dành cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên bet365 soccer
NTTU – Trong 3 ngày từ ngày 8 đến 10/6, bet365 soccer đã phối hợp với Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ – Đại học Quốc Gia, TP. HCM (IPTC) tổ chức chương trình Tập huấn về Sở hữu trí tuệ năm 2022 dành cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trường. Chương trình được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhận được sự quan tâm tham gia của hơn 118 giảng viên, cán bộ nghiên cứu và 122 sinh viên trên nền tảng ứng dụng Zoom
Tham dự khai mạc tập huấn, về phía IPTC có cô Nguyễn Minh Huyền Trang, Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ – Đại học Quốc Gia TP. HCM, anh Ngô Hữu Thống, Chánh Văn phòng IPTC, bà Đoàn Thu Trang, Trưởng đại diện của Questel Việt Nam. Về phía bet365 soccer có sự hiện diện của PGS.TS. Trần Thị Hồng, Phó Hiệu trưởng và TS. Nguyễn Hữu Thuần Anh, Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ.
Phát biểu khai mạc tập huấn, PGS.TS. Trần Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng đã chia sẻ về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong sự phát triển của Nhà trường. Lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ toàn diện cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên trong các hoạt động đăng kí sở hữu trí tuệ, các kết quả nghiên cứu, sản phẩm học thuật và các ý tưởng khởi nghiệp. Nhà trường mong muốn thông qua các buổi tập huấn thường niên về sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức và thông tin để xóa bỏ rào cản tâm lý “làm thế nào để có thể đăng ký sở hữu trí tuệ”.
PGS.TS. Trần Thị Hồng phát biểu khai mạc
Cô Nguyễn Minh Huyền Trang – Giám đốc Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ – Đại học Quốc Gia TP. HCM (IPTC) gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vì đã quan tâm, ủng hộ cho công tác sở hữu trí tuệ, việc Nhà trường xem đây là một trong những công việc thường xuyên và mục tiêu chất lượng phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Trung tâm sẽ luôn đồng hành cùng Nhà trường trong các hoạt động sở hữu trí tuệ như tập huấn, tư vấn đăng ký…
Cô Nguyễn Minh Huyền Trang – Giám đốc IPTC
ThS. Ngô Hữu Thống nhận hoa cảm ơn của Trường
Cũng tại buổi tập huấn, bà Đoàn Thu Trang, Trưởng đại diện Questel Việt Nam, đã chia sẻ các kinh nghiệm về sử dụng các công cụ để tra cứu các sáng chế phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Với hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bà Đoàn Thu Trang có kĩ năng tư vấn sở hữu trí tuệ toàn diện từ xây dựng bản đồ công nghệ, xác lập quyền đến thực thi và thương mại hóa tài sản trí tuệ, dưới sự hỗ trợ của Tập đoàn Questel, đang góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam thông qua chuyển giao kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong cộng đồng địa phương.
Bà Đoàn Thu Trang trình bày tại buổi tập huấn
Chương trình tập huấn về sở hữu trí tuệ đã trở thành một hoạt động thường niên của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Trường đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu được đánh giá tốt thông qua các Hội đồng chuyên môn, nhiều kết quả có khả năng chuyển giao và thương mại hóa được đề xuất đăng ký sở hữu trí tuệ. Buổi tập huấn đã cung cấp kiến thức và thay đổi nhận thức về vai trò cấp thiết của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm học thuật, kết quả nghiên cứu; đó không chỉ là các sáng chế, giải pháp hữu ích mà còn các ý tưởng, mô hình, thiết kế, giáo trình, sách…
Điểm mới của chương trình tập huấn năm nay đó chính là sự tham gia của các sinh viên. Việc sinh viên quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ xuất phát từ các hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, ý tưởng sáng tạo của sinh viên trong khởi nghiệp đã được đánh giá qua thông qua các cuộc thi trong và ngoài trường. Nhà trường mong muốn rằng, thông qua việc cho sinh viên tham gia tập huấn sẽ cung cấp thêm cho các em những kiến thức cơ bản và nhận thức tầm quan trọng của hoạt động sở hữu trí tuệ để trong thời gian sắp tới, sẽ có nhiều ý tưởng của sinh viên trường được bảo hộ quyền sở hữu khi tham gia các cuộc thi đồng thời xác lập quyền sở hữu để phát triển khởi nghiệp.
Có 6 chuyên đề đã được báo cáo tại buổi tập huấn lần này:
Chuyên đề 1: Sở hữu trí tuệ với hoạt động đào tạo và nghiên cứu triển khai trong trường đại học
Chuyên đề 2: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và đào tạo
Chuyên đề 3: Quản lý và khai thác tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu
Chuyên đề 4: Sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu – triển khai và định hướng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Chuyên đề 5: Hoạt động hợp tác doanh nghiệp – trường viện trong việc bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Chuyên đề 6: Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên nhà trường.
Trong 3 ngày diễn ra tập huấn, bên cạnh việc truyền tải các thông tin theo từng nội dung chuyên đề đã có rất nhiều câu hỏi cũng như trao đổi giữa những người tham gia với giảng viên đến từ IPTC, chứng tỏ sự quan tâm và nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề liên quan sở hữu trí tuệ của giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên của trường là rất lớn. Thông qua các phiếu khảo sát người tham gia sau mỗi chuyên đề, có nhiều ý kiến đóng góp dành cho Ban tổ chức cho các khóa tập huấn tiếp theo. Đặc biệt, có nhiều ý kiến mong muốn nhà Trường tiếp tục tổ chức tập huấn với đa dạng hình thức và nội dung, kết hợp thực hành với lý thuyết; tổ chức thêm tập huấn riêng về sở hữu trí tuệ dành cho khối ngành sức khỏe.
bet365 soccer với định hướng là Đại học ứng dụng với thế mạnh là các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ đã và đang nhà trường luôn chú trọng và quan tâm hỗ trợ. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường đã có 01 bằng giải pháp hữu tích và 15 đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn. Hoạt động sở hữu trí tuệ trong Nhà trường ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên toàn Trường. Hy vọng rằng trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ, có thêm nhiều sáng chế được công nhận và phát triển tiếp bước thương mại hóa.
Một số hình ảnh của chương trình:
Phòng Khoa học Công nghệ