Vĩnh biệt người thi sĩ sáng lập nên tòa nhà tri thức Đại học Nguyễn Tất Thành
Thanh Niên:
NTTU – Nhà thơ Hải Như, người thi sĩ tham gia sáng lập nên trường Đại học Nguyễn Tất Thành, người đặt tên “thành phố hoa phượng đỏ” cho Hải Phòng” và dành cả cuộc đời mình để gieo những vần thơ về Bác, đã mãi mãi ra đi ở tuổi 95
Nhà thơ Hải Như tên thật là Vũ Như Hải, sinh năm 1923 tại Nam Dương, Nam Trực, Nam Định, trong một gia đình thuộc dòng dõi nho học. Năm 1942, ông là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đỗ Hữu Vị (Hà Nội). Trước 1945, ông tham gia cách mạng trong hội truyền bá quốc ngữ ở Hà Nội. Năm 1946, ông vào quân đội tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng Việt Nam đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1948, nhà thơ Hải Như đảm nhiệm chức vụ thư ký tòa soạn báo Sông Lô, sau chuyển sang báo Vệ Quốc quân, là một trong 80 văn nghệ sỹ cả nước dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất và được xếp vào danh sách lớp nhà văn trẻ cùng Trần Đăng, Xuân Thủy… Sau năm 1954, ông làm biên tập Ban Văn nghệ báo Cứu quốc, Phó tổng biên tập báo Giác Ngộ TP.HCM.
Nhà thơ Hải Như (lúc sinh thời) tại một buổi luận bàn thơ văn của CLB các văn nghệ sĩ
Nhà thơ Hải Như và mối nhân duyên với ĐH Nguyễn Tất Thành
Tuy đã đi xa, nhà thơ Hải Như đã để lại cho đời một lượng thơ ca đồ sộ cùng một tài sản giáo dục to lớn đó là trường Đại học Nguyễn Tất Thành – ngôi trường mà ông là một trong những thành viên sáng lập vào năm 1999.
Sinh ra tại mảnh đất truyền thống đất học – đất văn Nam Định, dành nửa đời làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, nhà thơ luôn đau đáu ước nguyện xây dựng một ngôi trường đào tạo nên thế hệ trẻ tiếp bước cha anh, noi gương Bác Hồ kính yêu, nơi mà mỗi bạn trẻ Việt Nam có thể “trau dồi kiến thức, chung lòng cùng nhau vươn tới, mở tung cánh cửa của mọi chân trời”. Và gần 100 năm sau ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, bên Bến Nhà Rồng năm xưa in dấu chân Người, đã sừng sững một ngôi trường đại học mang tên Bác thời thanh niên: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Nhờ sự chỉ dạy tận tình của nhà thơ Hải Như, Đại học Nguyễn Tất Thành trong 18 năm phát triển từ một trung tâm đào tạo nghề nay trở thành một trường đại học đa ngành, đa cơ sở đào tạo với 20.000 sinh viên, gần 2.000 cán bộ giảng viên, công nhân viên. PGS-TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng bet365 soccer ngày nay, người được nhà thơ Hải Như trao gửi nguyện vọng, đã không phụ lòng tin tưởng của ông khi xây dựng được một ĐH Nguyễn Tất Thành có uy tín lẫn thương hiệu trên bản đồ giáo dục Việt Nam và quốc tế, tự hào là trường ngoài công lập đầu tiên tại khu vực phía Nam đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT, được tổ chức QS-Stars (Anh Quốc) công nhận đạt chuẩn 3 sao, trở thành ngôi trường được nhiều sinh viên tin tưởng lựa chọn để khởi đầu giấc mơ nghề nghiệp.
Người thi sĩ đặt tên cho “thành phố hoa phượng đỏ” và dành cả cuộc đời để gieo những vần thơ về Bác
Hơn 70 năm hoạt động cách mạng và làm thơ, nhà thơ Hải Như đã để lại một khối lượng thơ văn đồ sộ. Ông chính là nhà thơ viết về Bác Hồ nhiều nhất với hơn 40 bài, hầu hết đều đăng trên báo Nhân Dân. Cách viết của ông rất riêng, không hề lẫn với những nhà thơ khác, ông đã bất chấp mọi gập ghềnh để được bước theo một lối đi riêng bởi ông một đời tâm niệm phải phấn đấu để “không phải viết cho có mà phải viết cho còn”:
“Bác Hồ đứng
Người sau không bị khuất
Ta đứng sau (thường quên)
Che lấp…
Bạn mình!”
(Người sau không bị khuất)
Qua những vần thơ của nhà thơ Hải Như, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên rất chân thành và giản dị, giản dị như chính cuộc đời của Người. Hình ảnh của Bác trong thơ ông đã thoát khỏi cái bóng của một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng vẫn đầy đủ các phẩm chất cao quý. Những vần thơ đó thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và nỗi nhớ thương vô bờ bến của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Ông còn có hơn 100 bài thơ được phổ nhạc, nhiều bài đã trở thành nhạc hiệu, biểu tượng truyền thống của địa phương. Nhà thơ Hải Như chính là người đã đưa hình ảnh hoa sữa bình dị thành một thứ “đặc sản” của vùng đất Hà thành, đưa màu đỏ rực của hoa phượng thành thương hiệu riêng cho thành phố Hải Phòng: “Thành phố hoa phượng đỏ”, nơi mà chính ông đã bộc bạch: “Tôi trút vào đó tất cả tình yêu đối với một mảnh đất mà tôi đã đến, đã yêu”.
Thi sĩ Hải Như cũng chính là người viết lời cho “Bài ca Đại học Nguyễn Tất Thành”. Sự cộng hưởng của những ca từ và âm nhạc với nhạc sĩ Trương Quang Lục đã tạo nên một ca khúc hào hùng về ngôi trường mang tên Bác – nơi mà “… mỗi người chúng ta, nguyện là một Nguyễn Tất Thành, học tập mê say cùng tiếp bước cha anh”.
“Bên dòng sông Sài Gòn lộng gió. Trường chúng tôi nguy nga như một đài hoa. Thắm nở tươi trên mảnh đất thiêng lịch sử. Trường mang tên thuở thiếu thời một danh nhân nước nhà.
ĐK: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành của chúng tôi. Bên bến Nhà Rồng năm xưa in dấu chân người. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành của chúng tôi. Bên bến Nhà Rồng bốn mùa ngày đêm sóng vỗ. Trau dồi kiến thức bạn hỡi. Chung lòng cùng nhau vươn tới. Mở tung cánh cửa của mọi chân trời. Bạn hỡi mỗi người chúng ta. Nguyện là một Nguyễn Tất Thành. Học tập mê say cùng tiếp bước cha anh.
Ngôi trường ta là một tổ ấm. Từ bốn phương muôn nơi sum họp về đây. Chung niềm say mê cùng tiến công không ngừng. Đỉnh cao lâu đài khoa học rực rỡ giữa đất trời.
ĐK…
Mang tuổi xuân nhiệt tình rực cháy. Nguyện sát vai bên nhau học tập ngày đêm. Đến ngày mai đây dồn bước chân lên đường. Dựng xây quê hương nước nhà ngày càng thêm vững bền.
ĐK…”
(Bài ca Đại học Nguyễn Tất Thành,
thơ: Hải Như
nhạc: Trương Quang Lục)
Với những cống hiến cho nền thi ca nước nhà nói chung và sự phát triển của ĐH Nguyễn Tất Thành nói riêng, dù đã vĩnh viễn ra đi thì nhà thơ Hải Như vẫn sẽ sống mãi trong lòng thế hệ mai sau.
Các tác phẩm chính: – Trái đất mai này còn lại tình yêu (tập thơ, 1985). Một số bài thơ được phổ nhạc: – Thành phố hoa phượng đỏ (nhạc: Lương Vĩnh). |
Bài: Phòng Tổng hợp
Ảnh: Tư liệu